Cách tư duy của Người Giàu khác Người Nghèo như thế nào?


Giới thiệu với các bạn bộ tranh “17 tư duy thịnh vượng” được chuyển thể từ nội dung cuốn “Bí quyết Tư duy triệu phú” của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.

toi-tao-ra-cuoc-doi-toi.jpg
Người giàu luôn tin rằng “Tôi tạo ra cuộc sống của tôi”. Người nghèo tin rằng “Cuộc sống toàn là những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi”. Bạn chứ không ai khác – là người có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ như thế nào. Người giàu chịu trách nhiệm với chính mình về những việc xảy đến với họ trong khi người nghèo khó lại cho rằng mình là nạn nhân.
– Người nghèo hay đổ lỗi thay vì nhận trách nhiệm với chính mình.
– Biện minh bằng cách so sánh thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.
– Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.
– Tự đặt thêm những tấm rào chắn trên con đường vốn đã chật hẹp của mình.

Tiếp tục đọc

Hành trang cần có của thanh niên hiện đại


Có thể nhận thấy kỹ năng sống là một trong những vấn đề được nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Nói một cách phổ quát, nó là hành trang quan trọng giúp các bạn trẻ vào đời. Do vậy, chương trình tập huấn “bạn trẻ và kỹ năng sống” đã tạo được mối quan tâm thực sự của các bạn trẻ.

Những chia sẻ thành tâm, những tâm sự, khao khát, những ước mơ rất mãnh liệt đã bộc bạch cho thấy hành trang vào đời cần phải thực sự vững vàng và chắc chắn.

Tâm sự của những người trong cuộc:

Nếu chưa thực sự trải nghiệm những khó khăn trong cuộc sống, con người thường tự cho rằng mình có thể giải quyết tất cả những vấn đề dù chúng có phức tạp – gian nan đến đâu. Nếu chưa bao giờ đối mặt với thất bại, một số cá nhân cho rằng mình luôn luôn vững vàng đến mức khái niệm xung đột hay rối nhiễu sẽ không bao giờ xảy đến với mình, dù chỉ trong tiềm thức…

Tiếp tục đọc

Bạn sẽ tin hay không tin về giá trị của nụ cười?


NỤ CƯỜI TRONG GIAO TIẾP

1- Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lợi thật nhiều.
2- Một nụ cười không làm nghèo người phát nó nhưng làm giàu người nhận nó.
3- Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ tới suốt đời.
4- Kẻ phú quí tới mức nào mà không có nó thì cũng vẫn còn nghèo; còn kẻ nghèo hèn tới đâu, mà sẵn có nó thì vẫn còn cái vốn vô tận.
5- Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý trong thương nghiệp và là dấu hiệu của tình bè bạn.
6- Nó bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu.
7- Nụ cười không thể mua được, không thể xin như khất thực được, không mượn được mà cũng không thể ăn cắp được. Vì ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trịgì, nhưng nếu ta dùng nó một cách hào phóng thì giá trị nó vô cùng.
8- Cho nên khi bạn gặp một người mệt nhọc, không còn sức tươi cười với bạn được, thì bạn hãy mỉm cười với người đó đi. Vì người nào không còn lấy một nụ cười để tặng kẻ khác, người đó cần nhận một nụ cười hơn ai hết…
Vậy nếu bạn muốn được thương mến, xin nhớ quy tắc thứ hai này:
“Giữ nụ cười trên môi “

Tiếp tục đọc

Top 10 kỹ năng mềm để sống, học tập và làm việc hiệu quả


Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế – điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động VN thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh.​

Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng – Skills Based Economy (http://www.librarything.com/work/5395375). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15% (http://www.softskillsinstitution.com/faq.htm).

Tiếp tục đọc

Sức Mạnh Của Yêu Thương


Một trong những loại cảm xúc làm nảy sinh năng lượng cực kỳ mạnh mẽ đó là nóng giận hoặc hận thù. Mang trong người thứ cảm xúc ấy, người ta có thể gào thét thật to, cầm ném những vật nặng thật xa, tung những cú đấm mạnh như thể trời giáng… Tất cả những gì họ làm trong lúc nóng giận đều mạnh mẽ vượt xa mức bình thường – lúc họ ở trạng thái vui vẻ hoặc cân bằng. Vì vậy, một số người thích dùng cảm xúc tiêu cực làm động lực để hành động, kiểu như “biến đau thương thành sức mạnh” để đạt được các mục tiêu, ước mơ đời mình.

Bạn hãy nhớ rằng, cảm xúc tiêu cực sẽ hủy hoại bạn trước tiên cho dù nó sinh năng lượng giúp bạn dễ dàng hành động. Năng lượng bạn có được từ những cảm xúc tiêu cực mang tính bộc phát nhiều hơn là duy trì. Mà con đường sống với ước mơ, chinh phục các mục tiêu trong đời của bạn là một hành trình dài và liên tục. Vì thế, nguy cơ lớn là khi theo đuổi cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ gây tổn thương cho người khác, cho cuộc sống và nhất là cho chính mình vì năng lượng tiêu cực chỉ sinh ra những điều tiêu cực mà thôi.

Tiếp tục đọc